SERPs
Là chuyên viên SEO, một trong những điều đầu tiên trong chiến dịch Seo của bạn là phải tìm ra đối thủ cạnh tranh của khách hàng.
Nếu bạn tham khảo khách hàng bằng cách hỏi họ biết gì về đối thủ cạnh tranh, thì điều đó chưa đủ. Nhiều khách hàng có thể nắm rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh của họ, nhưng điều đó căn bản vẫn không giống với cách bộ máy tìm kiếm xếp hạng 2 website cạnh tranh. Nếu như bạn tự SEO website cá nhân/công ty của bạn, bạn có thể dành nhiều thời gian để tìm hiểu thế nào là một website mạnh và làm cách nào để được xếp hạng tốt. Còn đối với một công ty Seo chuyên nghiệp, họ sẽ dựa vào SERPs.
SERP là từ viết tắt của Search engine results page, được sử dụng để chỉ trang kết quả tìm kiếm của các máy tìm kiếm với các từ khóa riêng biệt. (xem thêm nghệ thuật phân tích từ khóa)
Các kết quả tìm kiếm thường là danh sách các trang với tiêu đề, liên kết URL tới trang và một đoạn miêu tả ngắn mà trong đó có thông tin hay các từ khóa liên quan tới từ khóa của người tìm kiếm. Mặt khác, nếu trang Web của bạn lớn, hoặc phức tạp và liên quan tới từ khóa của người tìm kiếm, thì bộ máy tìm kiếm có thể hiển thị thêm liên kết chính tới các trang nội dung chính của trang (sitelinks)
SEO chuyên sâu trong giai đoạn phát triển.
Một khi trang của bạn đã bắt nhịp được với cuộc chạy đua SEO, bạn có thể bắt đầu đi vào chi tiết quá trình tối ưu hóa, từng bước một, từng trang một. Làm như vậy cho phép bạn tăng kết quả thứ hạng tìm kiếm từ khóa trang này qua trang khác thay vì cố gắng làm tất cả cùng một lúc.
Trong giai đoạn này bạn sẽ được dịp coi lại tất cả quá trình bạn đã làm nhưng ở một mức độ cao và khó hơn. Nó không còn đơn giản là làm việc với những từ khóa trong nội dung. Bạn sẽ phải hoàn thiện hơn quá trình bằng việc tập trung vào chiến lược marketing của mỗi phần trong trang.
1. Title tag: Bạn đã hoàn thành phần này trong lúc đầu, hãy tìm xem bạn có thể chỉnh sửa tag và add thêm nhiều nhân tố quan trọng đem lại nhiều sự thu hút cho người tìm kiếm không.
2. Description tag: Cũng giống như trên tiêu đề, nhưng bạn có thể thêm nhiều từ khóa quan trọng hơn ở phần tiều đề (title). Hãy mô tả đầy đủ và thuyết phục
3. Headings: Bảo đảm rằng hx được sử dụng xuyên suốt trong trang một cách hệ thống. Đừng bỏ wá nhiều từ khóa ở phần heading, nhưng sử dụng nó cách hợp lý.
4. Nội dung: Tìm cách viết bài mới hoặc viết lại nội dung với cách sắp xếp thêm từ khóa, diễn giải lý do và lợi ích đạt được khi người đọc có thể có được khi đến với website của bạn. Chắc chắn rằng tính thuyết phục và lôi cuốn tăng dần trang này qua trang khác. Nhớ sử dụng chữ format bold, italic, đầu đề, diễn giải, gạch đầu dòng để bài viết rành mạch và dễ nhìn. Có thể thêm vào hình ảnh tạo hiệu ứng đẹp mắt dễ chấp nhận.
5. Internal linking: Đừng quên đặt liên kết giữa các trang nội dung trong website của bạn với nhau bằng các từ khóa liên quan hoặc sản phẩm liên quan
6. Hình ảnh: Dùng thẻ ALT cho hình ảnh trên website của bạn và nếu được hãy mô tả từng hình ảnh riêng biệt. Nếu phù hợp hãy sử dụng một vài từ khóa cho hình ảnh của bạn
7. Code: Sắp xếp lại code của website một cách khoa học, hãy bỏ đi những thứ không cần thiết từ CSS, Java script và bất cứ điều gì khác để làm tăng tốc độ tải trang của bạn nhanh nhất có thể. Luôn đảm bảo rằng website của bạn phải được công cụ tìm kiếm index tốt nhất qua cách viết code và trình bày HTML.
Quá trình này không có phần nào làm gấp gáp được. Nó cần chỉnh sửa nhiều lần để trang web được đánh giá tốt hơn, lên hạng và duy trì được hạng. Bạn luôn phải tìm cách để hoàn thiện.
Nguồn: http://dichvuseo.net
0 nhận xét