Tuesday, September 18, 2012

Vì sao nhiều người dùng tay phải?

Đa số nhân loại thuận tay phải. Chả trách có câu ví những người thân thiết nhất như "cánh tay phải", có thấy ai ví "như cánh tay trái" bao giờ!

LÝ GIẢI

Nhưng phải có lý do vì sao mà con người mới ít dùng tay trái đến thế chứ?

Nhân loại có chừng 95-98% người thuận tay phải. Sinh lý học gọi đây là hiện tượng hữu lợi và giải thích: do ảnh hưởng từ quá trình lao động, chiến đấu của tổ tiên từ rất xa xưa truyền lại.

Trong thời đại đồ đá, con người sống thành bầy đàn, khi đánh nhau với thú dữ thì tay phải họ cầm lao hoặc rìu…, còn tay trái họ co gập lại theo bản năng để bảo vệ một bộ phận quan trọng nhất của cơ thể là quả tim ở lồng ngực trái. Nhiều bức tranh cổ trên vách đá trong các hang động cổ xưa lưu lại từ hàng nghìn năm trước đã minh họa điều này. Về sau, khi con người xung đột với… con người, các chiến binh cũng sử dụng vũ khí bằng tay phải, còn tay trái lại cầm khiên hoặc thuẫn để che chắn. Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn ra, cùng với phần đào tạo, huấn luyện khiến hiện tượng hữu lợi dần trở nên phổ biến.

Xưa nay, hầu hết dụng cụ của nhân loại đều được thiết kế cho người thuận tay phải sử dụng. Do đó, người thuận tay trái có thể gặp vài trở ngại trong sinh hoạt. Tuy nhiên, do thích nghi từ bé nên đại đa số trường hợp người thuận tay trái vẫn thấy bình thường. Riêng trí thông minh, chưa có tài liệu khoa học nào quả quyết người thuận tay phải ưu việt hơn và ngược lại.
(Theo TGM)

TẬP LUYỆN TAY TRÁI SẼ THÔNG MINH HƠN?

Người thuận tay trái nhanh nhẹn hơn hẳn người thuận tay phải. Theo thống kê, 15 em trong đội đấu kiếm Pháp thì có 8 em thuận tay trái. Một thời gian, già nửa các thành viên trong đội tuyển bóng bàn Trung Quốc không thuận tay phải… Không những hoạt bát hơn, nếu chịu khó luyện tập tay trái, bạn sẽ thông minh hơn đấy!

Não bộ chia thành 2 bán cầu: bán cầu não trái và bán cầu não phải. Mỗi bên não bộ có chức năng thiên về các hoạt động ở phía bên kia của cơ thể. Bán cầu não trái chi phối phần lớn hoạt động của nửa phải cơ thể, có quan hệ đặc biệt với sự phát triển ngôn ngữ, gọi là “bán cầu ưu thế ngôn ngữ”. Ở đây, các xung cảm giác tập hợp ở mức cao nhất để hình thành tín hiệu ngôn ngữ và khái niệm trừu tượng. Do đó, chức năng cảu bán cầu não trái thiên về giai đoạn nhận thức lý tính, và hình thành tư duy trừu tượng của con người.

Bán cầu não phải chi phối nửa bên trái cơ thể. Thông qua sự chỉnh hợp, các xung cảm giác tạo ra hình ảnh cụ thể về vạn vật, con người, không gian và thời gian. Do đó, bán cầu não phải thiên về giai đoạn nhận thức cảm tính, gọi là “bán cầu ưu thế không lời”.

Bán cầu não trái điều khiển tay phải, bán cầu não phải điều khiển tay trái. Nếu ta vận động tay (nhất là các ngón tay), ta có thể kích thích tế bào não ở khu vực nhất định, làm cho não phát triển. Điều đó có nghĩa là, nếu người nào thường dùng tay phải, não trái sẽ phát triển hơn và ngược lại.

Quá trình từ thị giác tới phản ứng ở người thuận tay phải và tay trái có khác nhau. Ở người thuận tay phải, đường nối thần kinh có dạng: “bán cầu não phải – bán cầu não trái – tay phải”. Ở người thuận tay trái: “bán cầu não phải – tay trái”. Rõ ràng, thông tin từ thị giác đến động tác ở người thuận tay trái bớt được một khâu, do đó anh ta phản ứng nhanh hơn người thuận tay phải.

Người thuận tay phải, mỗi lần dùng tay trái đều cảm thấy ngượng ngịu, thậm chí còn không làm nổi một việc nhỏ như cầm đôi đũa chẳng hạn.


Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© Sổ ghi chú
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top