Sunday, November 4, 2012

Làm sao để giảm đau lưng khi ngồi nhiều?

Với những người làm việc với máy tính thì một ngày không “sờ” đến máy là đã “không chịu nổi”. Tuy nhiên, ngồi máy tính nhiều lại làm tăng tỉ lệ các vấn đề liên quan đến cột sống. Một cuộc khảo sát cho thấy rằng cứ 10 người dùng máy tính thì có đến 8 người bị chứng đau lưng.

Ngoài ra, các triệu chứng đau cổ và vùng lưng dưới (trên hông) cũng là các triệu chứng thường gặp ở người ngồi máy tính nhiều. Triệu chứng lưng có thể khác nhau về cường độ đau âm ỉ liên tục hoặc thỉnh thoảng đau.
Tu the ngoi dung
Các yếu tố gây ra đau lưng ở người dùng máy tính

- Tư thế bất thường: Bao gồm các tư thế ngồi sai. Một tư thế sai ví dụ như ngồi thõng vai xuống sẽ làm còng lưng, dẫn đến mệt mỏi và tổn thương cơ bắp.

- Căng cơ lặp đi lặp lại:Lặp lại những chuyển động nhất định, đặc biệt cứ ngồi sai tư thế lâu dài sẽ khiến các cơ bắp bị chấn thương, căng cơ quá mức dẫn đến mệt mỏi và đau lưng.

- Ít vận động: Lối sống ít vận động hoặc làm những việc không liên quan nhiều đến hoạt động thể chất cũng là nguyên nhân tăng nguy cơ đau lưng. Bởi, không tập thể dục sẽ làm cho cơ bắp thiếu linh hoạt (hạn chế về khả năng chuyển động của lưng, uốn cong, và xoay), cơ lưng bị yếu (tăng “gánh nặng” trên cột sống) và cơ bụng yếu (làm tăng căng cơ ở lưng).

Mẹo ngăn chặn đau lưng và tăng cường sức khỏe cho cột sống:

- Ngồi đúng tư thế: Khi ngồi ở một vị trí, hầu hết trọng lượng cơ thể bạn dồn vào cột sống. Khi ngồi sai tư thế, nhưng lại ngồi trong nhiều giờ sẽ càng gây áp lực cho cột sống. Vì vậy, tư thế ngồi là rất quan trọng. Không ngồi ôm lấy máy tính, không ngồi gù lưng hay thõng người. Bạn cũng có thể kê thêm một chiếc gối hoặc khăn sau lưng hoặc để một chiếc gối tựa ở phần cổ. Điều chỉnh chiều cao ghế sao cho chân để vững chắc trên sàn nhà, đùi song song với mặt đất và bàn chân phải nâng đỡ được trọng lượng của cơ thể.

- Nghỉ ngơi: Ngồi lâu một tư thế có thể gây mệt mỏi cho các cơ bắp và làm chúng bị chấn thương. Bạn có thể thư giãn các cơ bắp bằng cách cứ sau 25-30 phút làm việc thì lại nghỉ một phút. Một phút này có thể dành để thả lỏng cơ thể, quay cổ và tập hít thở sâu. Sau 2-3 giờ ngồi làm việc thì nghỉ ngơi khoảng 10 phút. Điều này sẽ cải thiện tuần hoàn trong cơ thể. Bạn có thể đi đi lại một chút trong 10 phút nghỉ ngơi này.

- Tập thể dục thường xuyên: Bạn có thể xem xét các bài tập như một loại thuốc để chữa trị các vấn đề liên quan đến lưng. Làm việc tại máy tính không yêu cầu hoạt động thể chất nhiều, nhưng các cơ bắp ở lưng vẫn phải hoạt động liên tục. Các bài tập tại chỗ có thể tăng cường và tạo ra một sự cân bằng giữa lưng và cơ bụng. Những bài tập này sẽ giúp bạn duy trì một tư thế thẳng đứng, và tránh được đau lưng. Các bài tập như thóp bụng, thả lỏng, và một số tư thế yoga, plates giúp tăng cường cột sống. Bạn thậm chí có thể sử dụng một quả bóng để tập thể dục ngay tại ghế ngồi ít nhất 30 phút một lần hoặc hai lần một ngày.

- Giảm cân: Đau lưng cũng liên quan đến chuyện thừa cân hoặc béo phì. Nếu bạn rơi vào tình trạng này, bạn cần phải giảm cân để ngăn chặn tình trạng đau lưng thêm trầm trọng. Chế độ ăn uống thích hợp, luyện tập thể dục và lối sống tích cực sẽ cho phép bạn giảm được trọng lượng dư thừa.

- Nghỉ ngơi: Nếu bạn đã từng trải qua những cơn đau lưng, thì càng nên nghỉ ngơi đầy đủ. Cơ thể có cơ chế chữa bệnh của mình và bạn cần phải cho phép “nó” một thời gian để phục hồi. Hầu hết các chứng đau lưng được giảm xuống sau một vài ngày nghỉ ngơi. Theo Viện Quốc gia về viêm khớp và các bệnh cơ xương và da, chúng ta nên đi khám càng sớm càng tốt nếu cơn đau lưng trở nên nghiêm trọng hoặc không giảm trong vòng 3 ngày.


Share this post
  • Share to Facebook
  • Share to Twitter
  • Share to Google+
  • Share to Stumble Upon
  • Share to Evernote
  • Share to Blogger
  • Share to Email
  • Share to Yahoo Messenger
  • More...

0 nhận xét

:) :-) :)) =)) :( :-( :(( :d :-d @-) :p :o :>) (o) [-( :-? (p) :-s (m) 8-) :-t :-b b-( :-# =p~ :-$ (b) (f) x-) (k) (h) (c) cheer

 
© Sổ ghi chú
Designed by BlogThietKe Cooperated with Duy Pham
Released under Creative Commons 3.0 CC BY-NC 3.0
Posts RSSComments RSS
Back to top